Truy cập nội dung luôn

Xã Tịnh Thiện Sơ kết sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân năm 2023-2024 và kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu 2024.

07/05/2024 15:57    259

Ngày 07/06/2024, UBND xã Tịnh Thiện tổ chức Hội nghị Sơ kết sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân năm 2023-2024 và kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu 2024.

Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Thùy Dung – Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Quảng Ngãi; đồng chí Văn Nguyên – Ủy viên ban Thường vụ, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã; đồng chí Đoàn Thanh Lê – Đảng ủy viên, Phó Chủ tịch UBND xã, Chủ trì Hội nghị cùng đại diện lãnh đạo các hội đoàn thể, ban ngành, Công an xã và các trưởng thôn.

 

Hội nghị được nghe đồng chí Đoàn Thanh Lê báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân năm 2023-2024 và kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu 2024.

 

         Vụ Đông Xuân 2023-2024: Diện tích trồng lúa: 335ha, năng suất bình quân 66 tạ/ha, sản lượng đạt 2.211 tấn; Diện tích trồng ngô: 56 ha, năng suất: 55 tạ/ha, sản lượng: 308 tấn. diện tích trông rau các loại 46 ha, năng suất: 167 tạ/ha, sản lượng: 918,5 tấn; diện tích trồng cây đậu các loại 2 ha, năng suất: 19,5 tạ/ha, sản lượng 3,9 tấn; diện tích trồng đậu phụng: 11 ha, năng suất: 19,8 tạ/ha, sản lượng 21,8 tấn;  diện tích trồng cỏ chăn nuôi: 78ha). Các loại cây trồng khác: Cây rau các loại, ... đều đạt so với kế hoạch.

        Vụ Đông Xuân 2023-2024 hầu hết Nhân dân chấp hành gieo sạ đúng lịch thời vụ, chỉ còn một số diện tích chân trũng bị ảnh hưởng thời tiết, ốc bươu vàng gây hại phải gieo sạ lại nhiều lần nên chậm so với lịch thời vụ (Đồng Cây Giá).

         Đối với Công tác thuỷ lợi, trước khi bước vào vụ sản xuất, UBND xã chỉ đạo HTXNN, thôn trưởng huy động Nhân dân nạo vét kênh mương để đảm bảo nước tưới. Tuy nhiên, vẫn còn một số cánh đồng trũng thấp bị ảnh hưởng nước không gieo sạ được; chỉ đạo và huy động trên 190 ngày công lao động XHCN nạo vét các tuyến kênh mương chính theo chỉ tiêu trên giao, đồng thời triển khai nạo vét các tuyến mương nội đồng đảm bảo phục vụ nước tưới cho sản xuất.

         Công tác bảo vệ thực vật luôn được chú trọng, trong năm UBND xã thường xuyên theo dõi chỉ đạo Đài truyền thanh, HTXNN, thôn thông báo kịp thời đến Nhân dân tình hình sâu, rầy, dịch bệnh khi tiếp nhận thông tin dự báo của tỉnh và thành phố. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ nông dân gieo sạ quá dày gặp thời tiết nắng nóng làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng.

         Vụ Đông Xuân 2023-2024, tình hình chuột đồng phát triển rất mạnh có khả năng gây hại rất lớn đến diện tích lúa và các loại cây trồng khác, trước vụ Đông xuân 2023-2024 UBND xã trích kinh phí mua 200 kg bả diệt chuột sinh học hỗ trợ 04 thôn và huy động Nhân dân ra quân diệt chuột, vận động Nhân dân bơm thuốc diệt ốc bươu vàng trước khi gieo sạ, nạo vét kênh mương tưới, tiêu, sửa chữa lại các tuyến đường hư hỏng. Chủ động theo dõi cập nhật thông tin dự báo, thông báo kịp thời tình hình sâu, rầy, dịch bệnh của tỉnh và thành phố để Nhân dân biết phòng trừ kịp thời, hiệu quả, đã hướng dẫn Nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; sử dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao như chăn nuôi bò lai sinh sản, bò thịt và gà thả vườn, thả đồi. Sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ đất trồng lúa đầu tư 41,534 ha lúa Bắc Thịnh và giống lúa TPR97 với tổng kinh phí 149.700.000 đồng tại các xứ đồng Soi (Gò Đá); đồng Danh (Phú Thạnh);

           Đã phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp và Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình tổ chức gieo sạ thí điểm Giống lúa mới QC03 ở thôn Hòa Bân gieo sạ vụ Đông Xuân 2023 – 2024 với diện tích 0,5 ha, năng suất đạt 72 tạ/ha.

           Đối với Công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng, tổng diện tích đất rừng 339,47 ha, trong đó: rừng tự nhiên 0,92ha, rừng trồng 338,55ha, độ che phủ rừng 32%. UBND xã đã kiện toàn Ban chỉ đạo và xây dựng quy chế phòng chống cháy rừng; xây dựng lịch trực tổ bảo vệ phòng, chữa cháy rừng.

          Đối với đoan gia xúc, gia cầm, toàn xã có tổng đàn gia súc: 5.681con, trong đó: Đàn bò: 2.395 con ( trong đó bò lai 2.155), đàn trâu: 170 con, đàn lợn: 3.000 con, đàn dê: 116 con; Tổng đàn gia cầm: 38.200 con, trong đó: Đàn gà 36.200 con; đàn vịt 2.000 con. Đầu năm xảy ra bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò tại thôn Khánh Lâm làm chết 02 con bê, đã xử lý kịp thời không để lây lan trên diện rộng trên địa bàn xã. Tổ chức tốt các đợt tiêu độc khử trùng môi trường, chuồng trại, nơi mua bán và giết mổ gia súc. (Đợt 1 năm 2024 là 71 lít dung dịch). Tiêm phòng dịch cúm cho 11.600 con, tiêm phòng vaccin Lở mồm long móng trâu, bò đợt 1 là 1.600 liều. (Bò: 1505 con; Trâu: 95 con)

          Trên cơ sở đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất vụ Đông Xuân 2023- 2024, rút kinh nghiệm từ sản xuất ở các năm trước và chỉ đạo của UBND thành phố, UBND xã Tịnh Thiện định hướng các giải pháp chủ yếu sản xuất vụ Hè Thu năm 2024, bố trí lịch thời vụ gắn với cơ cấu giống lúa trung, ngắn ngày tùy vào điều kiện cụ thể từng vùng, đảm bảo lúa vụ Hè Thu năm 2024 trổ tập trung từ 25/7 đến trước 05/8/2024, phấn đấu thu hoạch trước ngày 05/9/2024 và bố trí theo khung lịch thời vụ. Đối với chân ruộng không chủ động nước tưới, tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi địa phương để gieo sạ lúa cho phù hợp với nguồn nước; những diện tích có nguy cơ hạn hán không đủ nước tưới kiên quyết không sản xuất lúa Hè Thu năm 2024, chủ động chuyển đổi sang cây trồng cạn có nhu cầu nước ít hơn. Đối với chân ruộng chủ động tưới tiêu thì:

         - Trà chính vụ: Gieo sạ từ ngày 20/5 đến 31/5/2024 đối với các giống lúa có thời gian sinh trưởng (TGST) từ 95 ngày đến dưới 105 ngày.

         - Trà muộn: Gieo sạ từ ngày 01/6 đến 05/6/2024 đối với các giống lúa có TGST dưới 95 ngày, để kịp thu hoạch trước khi có mưa lũ. 

Cơ cấu giống lúa:

        - Giống chủ lực: Bắc Thịnh, Hà Phát 3, Thiên Hương 6, VNR10, TBR97, QNg13, TBR1, HN6, QNg128, ML232.

        - Giống bổ sung: VNR20, ĐT100, HG12, ĐH 815-6, PY2, BĐR57, TBT 132, PC6, DT45.

        - Giống triển vọng: HĐ34, ĐB18, BG6, ĐB6, ĐBR999, TBR87, Đài Thơm 8.

         Đối với giống lúa mà các Công ty giống, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đã ký Hợp đồng với địa thì được tiếp tục tổ chức sản xuất theo Hợp đồng đã ký kết.

         Chất lượng giống và lượng giống gieo sạ cần sử dụng giống lúa thuần cấp nguyên chủng hoặc xác nhận, giống lúa chất lượng cao; lượng giống gieo sạ: 80-90kg/ha.

         Nhân dân Cần thực hiện nghiêm túc những chỉ dẫn, khuyến cáo của ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật trong việc phòng trừ sâu bệnh hại; chủ động theo dõi, diễn biến khí hậu thời tiết, nắm chắc quy luật phát sinh, phát triển của các đối tượng dịch hại. Tăng cường điều tra, dự báo và thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nhất là những nơi thường xuất hiện ổ dịch để kịp thời phòng trừ, hạn chế lây lan ra diện rộng. Tăng cường sử dụng phân chuồng, các loại phân hữu cơ để cải tạo đồng ruộng và khuyến cáo nông dân bón phân vừa đủ, cân đối, tiết kiệm; bón vôi để cải tạo đất đối với những chân ruộng bị chua, phèn. Triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm giá thành sản xuất lúa: Giảm lượng giống gieo sạ, giảm thuốc trừ sâu, giảm lượng phân bón, tiết kiệm nước tưới; áp dụng các kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến: Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) “1 phải, 5 giảm”,… khuyến cáo sử dụng thuốc sinh học và hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật sớm (từ khi gieo đến 25 ngày tuổi).

          Đối với Chăn nuôi, thú y cần theo dõi tình hình phát triển của đàn gia súc, gia cầm; cần đầu tư chăn nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như giống mới, kỹ thuật chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh. Thực hiện tốt các đợt tiêu độc.

         Vận động Nhân dân ra quân diệt chuột, nạo vét kênh mương, sửa chữa lại các tuyến đường hư hỏng; Chủ động huy động nhân dân đồng loạt sử dụng các biện pháp diệt chuột như: Đào hang, đặt bã, đặt bẩy, phát quang các bụi rậm nơi trú ngụ của chuột. Tổ chức hợp đồng với các chủ máy đánh, máy gặt trên địa bàn thôn phục vụ tốt lịch sản xuất vụ Hè thu năm 2024; vận động Nhân dân, hội viên, đoàn viên sản xuất đúng lịch thời vụ và cơ cấu giống.